TP Hồ Chí Minh (Việt Nam)
Quốc gia: Việt Nam
Số sân bay: 1
Logo:
TP. Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại thành phố loại đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Vùng đất này ban sơ được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và chóng vánh phát triển, trở thành một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông trong số những thuộc địa của họ [ cần dẫn nguồn ]. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887 – 1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những thành phố quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bờ cõi Việt Nam được hoàn toàn hợp nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam hợp nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành TP. Hồ Chí Minh, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời khắc ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người trú ngụ không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, tiêu khiển, TP. Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, TP. Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một thành phố lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
Số sân bay: 1
Logo:
TP. Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại thành phố loại đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Vùng đất này ban sơ được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và chóng vánh phát triển, trở thành một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông trong số những thuộc địa của họ [ cần dẫn nguồn ]. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887 – 1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những thành phố quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bờ cõi Việt Nam được hoàn toàn hợp nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam hợp nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành TP. Hồ Chí Minh, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời khắc ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người trú ngụ không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, tiêu khiển, TP. Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, TP. Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một thành phố lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
Các sân bay tại TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Các tỉnh/ tp tại Việt Nam có sân bay
- Vũng Tàu Việt Nam
- Kiên Giang Việt Nam
- Thanh Hóa Việt Nam
- Sơn La Việt Nam
-
- Sóc Trăng Việt Nam
- Quảng Nam Việt Nam
- Quảng Bình Việt Nam
- Phú Yên Việt Nam
- Ninh Thuận Việt Nam
-
- Nghệ An Việt Nam
- Lâm Đồng Việt Nam
- Khánh Hòa Việt Nam
- Huế Việt Nam
- Hải Phòng Việt Nam
- Hà Nội Việt Nam
- Gia Lai Việt Nam
- Điện Biên Việt Nam
- Đắk Lắk Việt Nam
- Đà Nẵng Việt Nam
- Cần Thơ Việt Nam
- Cà Mau Việt Nam
- Bình Định Việt Nam
- Yên Bái Việt Nam
- Vĩnh Phúc Việt Nam
- Vĩnh Long Việt Nam
- Tuyên Quang Việt Nam
- Trà Vinh Việt Nam
- Tiền Giang Việt Nam
- Thái Nguyên Việt Nam
- Thái Bình Việt Nam
- Tây Ninh Việt Nam
- Quảng Trị Việt Nam
- Quảng Ninh Việt Nam
- Quảng Ngãi Việt Nam
- Phú Thọ Việt Nam
- Ninh Bình Việt Nam
- Nam Định Việt Nam
- Long An Việt Nam
- Lào Cai Việt Nam
- Lạng Sơn Việt Nam
- Lai Châu Việt Nam
- Kon Tum Việt Nam
- Hưng Yên Việt Nam
- Hòa Bình Việt Nam
- Hậu Giang Việt Nam
- Hải Dương Việt Nam
- Hà Tĩnh Việt Nam
- Hà Nam Việt Nam
- Hà Giang Việt Nam
- Đồng Tháp Việt Nam
- Đồng Nai Việt Nam
- Đắk Nông Việt Nam
- Cao Bằng Việt Nam
- Bình Thuận Việt Nam
- Bình Phước Việt Nam
- Bình Dương Việt Nam
- Bến Tre Việt Nam
- Bắc Ninh Việt Nam
- Bạc Liêu Việt Nam
- Bắc Kạn Việt Nam
- Bắc Giang Việt Nam
- Bà Rịa Vũng Tàu Việt Nam
- An Giang Việt Nam
Về TP Hồ Chí Minh (Việt Nam)
Nếu xảy ra lỗi với bài viết về TP Hồ Chí Minh (Việt Nam), hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
TP Hồ Chí Minh (Việt Nam)
Từ khóa:
TP Hồ Chí Minh (Việt Nam)