Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)

Quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ
Số sân bay: 2
Logo:
Istanbul / ˌ ɪ s t æ n ˈ b uː l / hoặc / ˌ iː s t ɑː n ˈ b uː l /; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: İstanbul [isˈtanbuɫ]   nghe)), là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 14 triệu người (2014), Istanbul là một trong số các vùng thành phố lớn nhất châu Âu [d] và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới xét về dân cư trong địa phận thành phố. Istanbul là một thành phố liên đất liền, bắc ngang qua eo biển Bosphorus - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới - ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nối biển Marmara và biển Đen. Trung tâm lịch sử và thương mại của Istanbul nằm ở phần thuộc châu Âu, và chỉ có 1/3 dân số trú ngụ ở phần thuộc châu Á.
Kiến tạo trên mũi đất Sarayburnu khoảng năm 660 trước Công nguyên với tên gọi Byzantium, thành phố mà nay được gọi là Istanbul đã phát triển trở thành một trong những đô thành huy hoàng nhất trong lịch sử. Trong gần mười sáu thế kỉ sau sự tái thiết thành Constantinopolis năm 330 Công nguyên, nó từng là kinh thành của bốn đế quốc: Đế quốc La Mã (330-395); Đế quốc Byzantine (395-1204 và 1261-1453), Đế quốc Latin (1204-1261) và Đế quốc Ottoman (1453-1922). TP. đã đóng vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của Cơ đốc giáo dưới các thời đại La Mã và Byzantine, trước khi người Ottoman chinh phục vào năm 1453 và biến nó thành một pháo đài Hồi giáo, nơi trị vì của triều đại khalip cuối cùng. Mặc dầu Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn Ankara làm thủ đô của mình, ngày nay những cung điện và thánh đường vẫn ngự trên các ngọn đồi của Istanbul như để nhắc nhở về vai trò trung tâm trước đây của thành phố.
Vị trí chiến lược của Istanbul nằm trên Con đường tơ lụa, các mạng lưới đường sắt tới châu Âu và Trung Đông, và tuyến hải lộ độc nhất giữa biển Đen và Địa Trung Hải đã giúp phát triển lượng dân số hổ lốn, mặc dù ít nhiều suy giảm kể từ khi nền Cộng hòa thiết lập năm 1923. Mặc dầu bị coi nhẹ do không còn là thủ đô trong thời kì giữa hai cuộc Thế chiến, song về sau thành phố đã dần lấy lại phần nhiều vị thế của nó. Dân số thành phố đã tăng mười lần kể từ những năm 1950, phần nhiều do dòng người nhập cư vượt qua miền Anatolia tập trung lại siêu thành phố này và quy mô thành phố mở rộng ra để dành cho họ. Các lễ hội nghệ thuật được hình thành vào cuối thế kỷ XX, trong khi sự cải thiện cơ sở hạ tầng tạo nên một mạng lưới giao thông dày đặc.
12.56 triệu du khách nước ngoài đến Istanbul năm 2015, 5 năm sau khi thành phố nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa châu Âu, đưa thành phố này trở thành điểm đến du lịch thu hút khách nhiều thứ năm trên thế giới. Sức hút lớn nhất của thành phố nằm ở khu phố lịch sử, được UNESCO xếp hạng là Di sản thế giới, tuy nhiên trung tâm văn hóa và tiêu khiển của nó nằm vắt qua cảng tự nhiên của thành phố, cảng Sừng Vàng ở quận Beyoğlu. Được xem là một thành phố toàn cầu, Istanbul là nơi đóng hội sở của rất nhiều doanh nghiệp cũng như cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, và chiếm hơn một phần tư tổng sản phẩm nội địa của đất nước này. Hy vọng tận dụng sự hồi sinh và phát triển chóng vánh của mình, Istanbul cũng đã tích cực chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020, nhưng thất bại trước Tokyo.
 

Các sân bay tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ

Các tỉnh/ tp tại Thổ Nhĩ Kỳ có sân bay

Về Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)

Nếu xảy ra lỗi với bài viết về Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)