Gruzia
Tên tiếng Anh: Gruzia
Mã ITA:
Gruzia tiếng Gruzia : საქართველო, chuyển tự Sakartvelo, IPA: [sɑkʰɑrtʰvɛlɔ] nghe), tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz. Gruzia nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và phía đông nam giáp Azerbaijan. Thủ đô và thành thị lớn nhất là Tbilisi. Gruzia có tổng số diện tích theo km2 là 69.700 km², và dân số vào năm 2016 là khoảng 3,72 triệu người. Gruzia có chính thể cộng hoà bán tổng hợp nhất thể, chính phủ được bầu cử theo thể thức dân chủ đại diện.
Trong thời kỳ cổ đại, một vài vương quốc độc lập được thành lập trên bờ cõi Gruzia hiện nay. Người Gruzia thu nhận Cơ Đốc giáo vào đầu thế kỷ IV. Vương quốc Gruzia hợp nhất đạt đến đỉnh cao về chính trị và kinh tế trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Sau đó, vương quốc suy yếu và cuối cùng tan rã và nằm dưới quyền thống trị của các thế lực trong khu vực, gồm Mông Cổ, Ottoman và các triều đại của Iran. Đến cuối thế kỷ XVIII, Vương quốc Kartli-Kakheti tại miền đông Gruzia liên minh với Đế quốc Nga, và bị đế quốc này sáp nhập trực tiếp vào năm 1801; Vương quốc Imereti tại miền tây Gruzia cũng bị Nga chinh phục vào năm 1810. Sau Cách mệnh Nga năm 1917, Gruzia giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi và lập ra một nước cộng hoà vào năm 1918 do thể chế xã hội-dân chủ lãnh đạo, song bị nước Nga Xô viết xâm chiếm vào năm 1921, rồi sáp nhập vào Liên Xô với tư cách một nước cộng hoà thành phần.
Một phong trào ủng hộ độc lập dẫn đến ly khai từ Liên Xô vào tháng 4 năm 1991. Trong hầu hết các thập niên sau đó, Gruzia phải trải qua xung đội nội bộ, các trận chiến ly khai tại Abkhazia và Nam Ossetia, và cả khủng hoảng kinh tế. Sau Cách mệnh Huê hồng không đổ máu vào năm 2003, Gruzia đeo đuổi chính sách ngoại giao thân phương Tây mạnh mẽ, đặt mục đích là NATO và nhất thể hoá châu Âu, cũng như tiến hành một loạt các cách tân dân chủ và kinh tế, có kết quả khác nhau, song giúp củng cố thể chế nhà nước. Định hướng phương Tây của Gruzia chóng vánh khiến quan hệ với Nga xấu đi, cực điểm là Chiến tranh Nga-Gruzia vào tháng 8 năm 2008 và tranh chấp lãnh thổ hiện tại với Nga.
Gruzia là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Ủy hội châu Âu và Tổ chức GUAM về phát triển dân chủ và kinh tế. Gruzia có hai khu vực độc lập trên thực tế là Abkhazia và Nam Ossetia, họ giành được xác nhận quốc tế hạn chế sau Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008. Gruzia và đại phần đông cộng đồng quốc tế nhìn nhận các khu vực này là bộ phận thuộc chủ quyền của Gruzia bị Nga chiếm đóng.
Mã ITA:
Gruzia tiếng Gruzia : საქართველო, chuyển tự Sakartvelo, IPA: [sɑkʰɑrtʰvɛlɔ] nghe), tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz. Gruzia nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và phía đông nam giáp Azerbaijan. Thủ đô và thành thị lớn nhất là Tbilisi. Gruzia có tổng số diện tích theo km2 là 69.700 km², và dân số vào năm 2016 là khoảng 3,72 triệu người. Gruzia có chính thể cộng hoà bán tổng hợp nhất thể, chính phủ được bầu cử theo thể thức dân chủ đại diện.
Trong thời kỳ cổ đại, một vài vương quốc độc lập được thành lập trên bờ cõi Gruzia hiện nay. Người Gruzia thu nhận Cơ Đốc giáo vào đầu thế kỷ IV. Vương quốc Gruzia hợp nhất đạt đến đỉnh cao về chính trị và kinh tế trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Sau đó, vương quốc suy yếu và cuối cùng tan rã và nằm dưới quyền thống trị của các thế lực trong khu vực, gồm Mông Cổ, Ottoman và các triều đại của Iran. Đến cuối thế kỷ XVIII, Vương quốc Kartli-Kakheti tại miền đông Gruzia liên minh với Đế quốc Nga, và bị đế quốc này sáp nhập trực tiếp vào năm 1801; Vương quốc Imereti tại miền tây Gruzia cũng bị Nga chinh phục vào năm 1810. Sau Cách mệnh Nga năm 1917, Gruzia giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi và lập ra một nước cộng hoà vào năm 1918 do thể chế xã hội-dân chủ lãnh đạo, song bị nước Nga Xô viết xâm chiếm vào năm 1921, rồi sáp nhập vào Liên Xô với tư cách một nước cộng hoà thành phần.
Một phong trào ủng hộ độc lập dẫn đến ly khai từ Liên Xô vào tháng 4 năm 1991. Trong hầu hết các thập niên sau đó, Gruzia phải trải qua xung đội nội bộ, các trận chiến ly khai tại Abkhazia và Nam Ossetia, và cả khủng hoảng kinh tế. Sau Cách mệnh Huê hồng không đổ máu vào năm 2003, Gruzia đeo đuổi chính sách ngoại giao thân phương Tây mạnh mẽ, đặt mục đích là NATO và nhất thể hoá châu Âu, cũng như tiến hành một loạt các cách tân dân chủ và kinh tế, có kết quả khác nhau, song giúp củng cố thể chế nhà nước. Định hướng phương Tây của Gruzia chóng vánh khiến quan hệ với Nga xấu đi, cực điểm là Chiến tranh Nga-Gruzia vào tháng 8 năm 2008 và tranh chấp lãnh thổ hiện tại với Nga.
Gruzia là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Ủy hội châu Âu và Tổ chức GUAM về phát triển dân chủ và kinh tế. Gruzia có hai khu vực độc lập trên thực tế là Abkhazia và Nam Ossetia, họ giành được xác nhận quốc tế hạn chế sau Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008. Gruzia và đại phần đông cộng đồng quốc tế nhìn nhận các khu vực này là bộ phận thuộc chủ quyền của Gruzia bị Nga chiếm đóng.
Các hãng hàng không tại Gruzia
Các sân bay tại Gruzia
Về Gruzia
Nếu xảy ra lỗi với bài viết về Gruzia, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Gruzia. Mã ITA: . Số sân bay: 0; số hãng hàng không: 3
Từ khóa:
Gruzia. Mã ITA: . Số sân bay: 0; số hãng hàng không: 3