Ý (Italy)
Tên tiếng Anh: Italy
Mã ITA: IT
Ý hay Italia tiếng Ý: Italia [iˈtaːlja] nghe)), tên chính thức: Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu. Bờ cõi Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Alpes/Alpi giới hạn phần đất liền phía bắc của Ý, tạo thành biên cương trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Vatican nằm lọt trong nước cộng hoà. Ý có tổng số diện tích theo km2 là là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dáng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt khoảng 61 triệu người, là quốc gia đông dân thứ tư trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng thành phố lớn khác là Milano, Napoli, Torino.
Đế quốc La Mã (Roma) nổi lên thành thế lực chi phối tại bồn địa Địa Trung Hải, trở thành trung tâm lãnh đạo về văn hoá, chính trị và tôn giáo của văn minh phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Di sản của đế quốc này được phổ biến và có thể nhận thấy trong luật dân sự, chính phủ cộng hoà, Cơ Đốc giáo và chữ cái Latinh trên toàn cầu. Đến sơ kỳ Trung cổ, xã hội-chính trị Ý sụp đổ trong quá trình người man di xâm lăng, song đến thế kỷ XI, nhiều thành bang và nước cộng hoà hàng hải, chính yếu tại miền bắc và miền trung Ý, trở nên rất thịnh vượng nhờ chuyên chở đường biển, thương mại và nhà băng, đặt nền tảng cho chủ nghĩa tư bản đương đại. Tuy nhiên, một phần nhiều miền trung Ý duy trì dưới quyền kiểm soát của Bờ cõi Giáo hoàng, còn miền nam Ý liên tục bị các thế lực bên ngoài chinh phục. Phục hưng khởi đầu tại Ý và được truyền bá đến phần còn lại của châu Âu. Văn hoá Ý cường thịnh trong thời kỳ này, sản sinh các học giả, nghệ sĩ và nhà bác học nức danh. Các nhà thám hiểm người Ý như Marco Polo và Cristoforo Colombo khám phá các tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân Thế giới. Tuy vậy, sức mạnh thương mại và chính trị của Ý suy yếu đáng kể khi các tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương và sang Ấn Độ Dương không đi qua Địa Trung Hải.
Các trận chiến tranh Ý trong thế kỷ XV và XVI khiến các thành bang Ý kiệt sức. Các quốc gia Ý đã suy yếu này chóng vánh bị các cường quốc châu Âu chinh phục và thuộc địa hoá, như Pháp, Tây Ban Nha và Áo. Đến giữa thế kỷ XIX, nổi lên phong trào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý và độc lập khỏi quyền cai trị ngoại bang. Ý cuối cùng hợp nhất vào năm 1861, trở thành một đại cường quốc sau nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Vương quốc Ý chóng vánh công nghiệp hoá, song chủ yếu là tại miền bắc, và giành được một đế quốc thực dân, trong khi miền nam phần nhiều bị loại trừ khỏi công nghiệp hoá. Ý là nước chiến thắng chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, song vương quốc lâm vào một giai đoạn khủng hoảng kinh tế và rối loạn xã hội, mở đường cho chủ nghĩa độc tài phát xít nổi lên vào năm 1922. Ý tham dự Chiến tranh thế giới thứ hai bên phe Trục và kết quả là thất bại về quân sự, kinh tế bị tàn phá và nội chiến. Sau chiến tranh, Ý huỷ bỏ chế độ quân chủ, khôi phục dân chủ, đạt được tốc độ phát triển kinh tế chóng vánh suốt một thời gian dài, và trở thành một nền kinh tế tiên tiến với quy mô lớn dù có các giai đoạn náo động về xã hội-chính trị.
Ngày nay, Ý có GDP danh nghĩa lớn thứ ba trong khu vực đồng euro và đứng thứ tám thế giới, và có của nả quốc gia đứng thứ sáu thế giới. Quốc gia này ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người và xếp hạng sáu thế giới về tuổi thọ dự trù. Ý giữ vai trò nổi trội trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá và ngoại giao khu vực và toàn cầu, và là một cường quốc khu vực cũng như đại cường quốc theo nhiều nguồn. Ý là một thành viên sáng lập và chủ đạo trong Liên minh châu Âu, và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, WTO, G7, G20, Liên minh Địa Trung Hải. Ý sở hữu 53 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là đứng thứ năm về số lượng du khách nước ngoài.
Mã ITA: IT
Ý hay Italia tiếng Ý: Italia [iˈtaːlja] nghe)), tên chính thức: Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu. Bờ cõi Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Alpes/Alpi giới hạn phần đất liền phía bắc của Ý, tạo thành biên cương trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Vatican nằm lọt trong nước cộng hoà. Ý có tổng số diện tích theo km2 là là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dáng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt khoảng 61 triệu người, là quốc gia đông dân thứ tư trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng thành phố lớn khác là Milano, Napoli, Torino.
Đế quốc La Mã (Roma) nổi lên thành thế lực chi phối tại bồn địa Địa Trung Hải, trở thành trung tâm lãnh đạo về văn hoá, chính trị và tôn giáo của văn minh phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Di sản của đế quốc này được phổ biến và có thể nhận thấy trong luật dân sự, chính phủ cộng hoà, Cơ Đốc giáo và chữ cái Latinh trên toàn cầu. Đến sơ kỳ Trung cổ, xã hội-chính trị Ý sụp đổ trong quá trình người man di xâm lăng, song đến thế kỷ XI, nhiều thành bang và nước cộng hoà hàng hải, chính yếu tại miền bắc và miền trung Ý, trở nên rất thịnh vượng nhờ chuyên chở đường biển, thương mại và nhà băng, đặt nền tảng cho chủ nghĩa tư bản đương đại. Tuy nhiên, một phần nhiều miền trung Ý duy trì dưới quyền kiểm soát của Bờ cõi Giáo hoàng, còn miền nam Ý liên tục bị các thế lực bên ngoài chinh phục. Phục hưng khởi đầu tại Ý và được truyền bá đến phần còn lại của châu Âu. Văn hoá Ý cường thịnh trong thời kỳ này, sản sinh các học giả, nghệ sĩ và nhà bác học nức danh. Các nhà thám hiểm người Ý như Marco Polo và Cristoforo Colombo khám phá các tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân Thế giới. Tuy vậy, sức mạnh thương mại và chính trị của Ý suy yếu đáng kể khi các tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương và sang Ấn Độ Dương không đi qua Địa Trung Hải.
Các trận chiến tranh Ý trong thế kỷ XV và XVI khiến các thành bang Ý kiệt sức. Các quốc gia Ý đã suy yếu này chóng vánh bị các cường quốc châu Âu chinh phục và thuộc địa hoá, như Pháp, Tây Ban Nha và Áo. Đến giữa thế kỷ XIX, nổi lên phong trào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý và độc lập khỏi quyền cai trị ngoại bang. Ý cuối cùng hợp nhất vào năm 1861, trở thành một đại cường quốc sau nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Vương quốc Ý chóng vánh công nghiệp hoá, song chủ yếu là tại miền bắc, và giành được một đế quốc thực dân, trong khi miền nam phần nhiều bị loại trừ khỏi công nghiệp hoá. Ý là nước chiến thắng chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, song vương quốc lâm vào một giai đoạn khủng hoảng kinh tế và rối loạn xã hội, mở đường cho chủ nghĩa độc tài phát xít nổi lên vào năm 1922. Ý tham dự Chiến tranh thế giới thứ hai bên phe Trục và kết quả là thất bại về quân sự, kinh tế bị tàn phá và nội chiến. Sau chiến tranh, Ý huỷ bỏ chế độ quân chủ, khôi phục dân chủ, đạt được tốc độ phát triển kinh tế chóng vánh suốt một thời gian dài, và trở thành một nền kinh tế tiên tiến với quy mô lớn dù có các giai đoạn náo động về xã hội-chính trị.
Ngày nay, Ý có GDP danh nghĩa lớn thứ ba trong khu vực đồng euro và đứng thứ tám thế giới, và có của nả quốc gia đứng thứ sáu thế giới. Quốc gia này ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người và xếp hạng sáu thế giới về tuổi thọ dự trù. Ý giữ vai trò nổi trội trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá và ngoại giao khu vực và toàn cầu, và là một cường quốc khu vực cũng như đại cường quốc theo nhiều nguồn. Ý là một thành viên sáng lập và chủ đạo trong Liên minh châu Âu, và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, WTO, G7, G20, Liên minh Địa Trung Hải. Ý sở hữu 53 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là đứng thứ năm về số lượng du khách nước ngoài.
Các hãng hàng không tại Ý
- Air Dolomiti Ý
- Air Europe Ý
- Air Freedom Ý
- Air Italy Ý
-
- Air One Ý
- Air Sal Ý
- Air Vallée Ý
- Alidaunia Ý
- Alitalia Ý
-
- Alitalia Express Ý
- Alpi Eagles Ý
- Blu-express Ý
- Blue Panorama Airlines Ý
- Cargoitalia Ý
- Clubair Ý
- ElbaFly Ý
- Eurofly Ý
- Eurojet Italia Ý
- Evolavia Ý
- ItAli Airlines Ý
- Italy First Ý
- Livingston Ý
- Meridiana Ý
- MiniLiner Ý
- Mistral Air Ý
- MyAir Ý
- Neos Ý
- Ocean Airlines Ý
- SixCargo Ý
Các sân bay tại Ý
- Sân bay quốc tế Goma Ý
- Sân bay Abruzzo Ý
- Sân bay Albenga Ý
- Sân bay Alghero-Fertilia Ý
-
- Sân bay Ancona Falconara Ý
- Sân bay Aosta Valley Ý
- Sân bay Aviano Air Base Ý
- Sân bay Bari Karol Wojtyła Ý
- Sân bay Belluno Ý
-
- Sân bay Bologna Guglielmo Marconi Ý
- Sân bay Bolzano Ý
- Sân bay Brescia Ý
- Sân bay Brindisi – Salento Ý
- Sân bay Cagliari Elmas Ý
- Sân bay Campoformido [1] Ý
- Sân bay Catania–Fontanarossa Ý
- Sân bay quốc tế Ciampino–G. B. Pastine Ý
- Sân bay Comiso Ý
- Sân bay Crotone Ý
- Sân bay quốc tế Cuneo Ý
- Sân bay Decimomannu Air Base Ý
- Sân bay Falcone–Borsellino Ý
- Sân bay quốc tế Federico Fellini Ý
- Sân bay Florence Ý
- Sân bay Foggia "Gino Lisa" Ý
- Sân bay quốc tế Forlì Ý
- Sân bay Galatina Air Base Ý
- Sân bay Grosseto Ý
- Sân bay quốc tế Il Caravaggio Ý
Về Ý (Italy)
Nếu xảy ra lỗi với bài viết về Ý (Italy), hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Ý (Italy). Mã ITA: IT. Số sân bay: 58; số hãng hàng không: 31
Từ khóa:
Ý (Italy). Mã ITA: IT. Số sân bay: 58; số hãng hàng không: 31